Dynamic route - Định tuyến động - HỌC MẠNG CƠ BẢN

Mới

recent
.

Dynamic route - Định tuyến động

Chúng ta đã biết về định tuyến tĩnh (static route) ở các bài trước thông qua những khái niệm và các bài LAB đơn giản, ở bài này chúng ta sẽ tìm về định tuyến động (dynamic route) và tính năng của nó vượt trội hơn static route như thế nào.


KHÁI NIỆM:
Định tuyến động lựa chọn đường đi dựa trên thông tin trạng thái hiện thời của mạng. Thông tin trạng thái có thể đo hoặc dự đoán và tđường đi có thể thay đổi khi kiến trúc mạng hoặc băng thông mạng thay đổi. Thông tin định tuyến được cập nhật tự động vào trong các bảng định tuyến, và đáp ứng tính thời gian thực nhằm tránh tắc nghẽn cũng như tối ưu hiệu năng mạng. Định tuyến động phù hợp đối với mạng lớn,thường biến đổi trong quá trình hoạt động.

Giao thức định tuyến được sử dụng để giao tiếp giữa các router với nhau. Giao thức định tuyến cho phép router chia sẻ các thông tin về đường đi mà nó biết cho các router khác. Từ đó router có thể xây dựng và bảo trì bảng định tuyến của nó. Một số giao thức định tuyến động thường được sử dụng như : RIP, IGRP, EIGRP , OSPF, BRP.


PHÂN LOẠI:
Định tuyến theo Distance Vector:
• Là chọn đường đi theo hướng và vector khoảng cách tới đích.


• Giải thuật định tuyến theo 
Distance Vector (hay còn gọi là thuật toán Bellman-Ford) yêu cầu mỗi router gửi một phần hoặc toàn bộ thông tin bảng định tuyến cho các router láng giềng kết nối trực tiếp với nó. Dựa vào các thông tin đó nó sẽ tìm đường đi tốt nhất.

• Hoạt động của giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách thường tốn ít tài nguyên của hệ thống nhưng tốc độ đồng bộ giữa các router lại chậm và những thông số đường đi có thể không phù hợp khi áp dụng cho những hệ thống mạng lớn.


• Các router sẽ trao đổi thông tin bảng định tuyến cho nhau theo định kỳ.


• Khi nhận được thông tin về bảng định tuyến của router láng giềng, router sẻ chọn con đường đến mạng đích có chi phí thấp nhất và cộng thêm khoảng cách của mình vào đó thành một thông tin hoàn chỉnh về con đường tới mạng đích và hướng đi, sau đó đưa vào bảng định tuyến của nó, rồi gửi thông tin bảng định tuyến đó để cập nhật cho các router tiếp theo.


Định tuyến theo Link State:
• Là chọn đường ngắn nhất dựa trên cấu trúc của toàn bộ hệ thống mạng.


• Giải thuật chọn đường đi theo 
Link State thực hiện trao đổi thông tin định tuyến cho tất cả router khi bắt đầu chạy để xây dựng thành một bản đồ đầy đủ về hệ thống mạng.

• Các gói tin mang thông tin về các mạng kết nối vào router của router sẽ được gửi tới tất cả các router khác.


• Mỗi router sẽ thu thập tất cả các thông tin từ tất cả các router khác để xây dựng thành một bàn đồ về hệ thống mạng. Sau đó router sẻ tự tính toán và chọn đường đi tốt nhất đến các mạng đích để đưa vào bảng định tuyến.


• Sau khi toàn bộ các router đã hội tụ thì chúng chỉ gửi gói tin nhỏ về sự thay đổi của mạng tới tất cả các router khác.Vì nó không gửi toàn bộ thông tin của bảng định tuỵến nên tốc độ hội tụ nhanh.


• Tiêu tốn nhiều tài nguyên của hệ thống.


• Thường ít bị lỗi về định tuyến.


• Có khả năng mở rộng hơn so với định tuyến theo Distance Vector.


Ở bài tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về RIP, một giao thức định tuyến theo Distance Vector nha các bạn !
Dynamic route - Định tuyến động Reviewed by Huy on 12:07 PM Rating: 5
All Rights Reserved by HỌC MẠNG CƠ BẢN Huytvt.tgg © 2014 - 2015
Powered By Blogger, Designed by Tran Vu Thanh Huy VNPT GCT Tien Giang

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.